Giới thiệu về môn cầu lông

Cầu lông là gì?

Cầu lông là môn thể thao sử dụng vợt thi đấu với 2 vận động viên (đấu đơn) hoặc 2 cặp vận động viên (đấu đôi) trên 2 nửa của sân cầu hình chữ nhật được chia ra bằng tấm lưới ở giữa sân. Người chơi ghi điểm bằng cách đưa quả cầu qua lưới bằng vợt trong 1 lần chạm và chạm đất ở trong phần sân bên kia của đối thủ. Lượt cầu sẽ kết thúc khi quả cầu chạm đất, hoặc mắc lỗi do trọng tài chính hoặc trọng tài biên bắt. Trong trường hợp không có trọng tài thì các lỗi sẽ do tự người chơi bắt, vào bất cứ thời điểm nào trong lượt cầu đang đánh.

Đây là môn thể thao đòi hỏi 1 thể lực cực tốt. Người chơi cần có sự dẻo dai, nhanh nhẹn, tốc độ và sự chuẩn xác. Để chơi tốt cầu lông còn nhiều yếu tố tác động như: Kỹ thuật chơi cầu, tâm lý, dụng cụ thi đấu,…

1(4)

Lịch sử hình thành

Nguồn gốc của cầu lông có từ giữa thế kỷ 18 tại thuộc địa cũ của Anh là British India, do một sỹ quan quan quân đội Anh sáng tạo. Trò chơi này trởi nên phổ biến tại đơn vị đồn trú của quân Anh ở thị trấn Poona (nay là Pune). Trò chơi được một sĩ quan về hưu đem về Anh nơi mà nó được phát triển và xây dựng luật chơi. Ngoài ra còn có nhiều nguồn gốc khác nhưng chưa có thông tin xác nhận chính xác về lịch sử hình thành của nó.

Đến đầu năm 1875, những cựu binh trở về từ Ấn Độ đã lập ra một câu lạc bộ ở Folkestone. Đến năm 1887, môn thể thao này được chơi ở Anh theo các luật thi đấu phổ biến ở British India. Câu lạc bộ cầu lông xứ Bath đã tiêu chuẩn hóa bộ luật và làm cho trò chơi phù hợp với tư tưởng của người Anh. J.H.E. Hart đã xem xét lại các thay đổi cơ bản vào năm 1887 và vào năm 1890 (lần này là cùng với Bagnel Wild). Năm 1893, Hiệp hội cầu lông Anh xuất bản bộ luật đầu tiên dựa theo những chỉnh sửa đó, tương tự với bộ luật hiện đại, và chính thức tổ chức một giải đấu trong nhà ở “Dunbar” số 6 Waverley Grove, Portsmouth, Anh vào ngày 13 tháng 9 năm đó.

Hiệp hội cầu lông quốc tế, ban đầu lấy tên là International Badminton Federation (IBF) hiện nay đổi thành Badminton World Federation (BWF), được thành lập năm 1934 với Canada, Đan Mạch, Anh, Pháp, Hà Lan, Ireland, New Zealand, Scotland, và xứ Wales là các thành viên sáng lập. India tham gia với tư cách là một chi nhánh vào năm 1936. Hiện nay BWF chi phối tất cả các hoạt động cầu lông trên thế giới và tổ chức các giải đấu quốc tế.

Ban đầu chỉ có chín thành viên sáng lập, giờ đây BWF có 149 thành viên, từ Aruba đến Zambia.

Tại các Thế vận hội 1972 và 1988, cầu lông mới chỉ được đưa vào như môn thể thao trình diễn.

Nhưng bắt đầu từ 1992, môn này trờ thành môn thi đấu chính thức tại Olympic với 5 nội dung: đơn nam, đơn nữ, đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ và thi đấu cho đến ngày nay.

Các kỹ thuật đánh cầu lông bạn cần nắm rõ

Kỹ thuật treo cầu

Một trong những kỹ thuật đơn giản và bắt bược cần luyện tập cho người mới tập chơi, những cú đánh từ cuối sân đến phần sân trước của đối phương sẽ khiến họ phải di chuyển rất nhiều, tiêu hao thể lực và tạo điểm sơ hở khi di chuyển. Để có thể sử dụng thành thạo kỹ năng này người chơi cần phải biết thêm kỹ thuật di chuyển cơ bản trong cầu lông

Treo cầu là cầu được đánh từ sân sau của bên mình đến sân trước của đối phương cầu rơi thẳng xuống. Kỹ thuật treo cầu được chia thành ba loại phương pháp là: thuận tay, trái tay và đỉnh đầu. Dựa vào đường bay vòng cung của cầu và sự khác nhau của kỹ thuật động tác đánh cầu mà chia ra thành treo chém, treo chặn và treo nhẹ.

Kỹ thuật này được chia làm 2 loại: treo cầu thuận tay và treo cầu trái tay

  • Treo cầu thuận tay: Động tác chuẩn bị đánh cầu và các động tác ở các giai đoạn trước cũng giống với đánh cầu cao sâu thuận tay. Chỉ khác là khi đánh cầu, mặt vợt hơi nghiêng vào trong, cổ tay làm động tác cắt miết và ép dưới nhanh, điểm tiếp xúc giữa vợt và cầu vào sau và cạnh sau của núm cầu. Nếu đánh treo cầu đường chéo, thì mặt vợt lúc này phải đối diện phía trước và cắt miết xuống phía dưới.
  • Treo cầu trái tay: Động tác chuẩn bị đánh cầu và các động tác ở các giai đoạn trước cũng giống với đánh cầu cao sâu trái tay. Điểm khác nhau là ở chỗ: khi đánh cầu cần có sự vận dụng sức mạnh và nắm vững cách sử dụng mặt vợt. Khi treo cầu đường thẳng, dùng mặt trái của vợt cắt miết vào phần giữa phía sau của núm cầu. Phát lực về phía nửa sân trước bên phải của đối phương. Khi treo cầu đường chéo, thì dùng mặt trái của vợt cắt miết vào cạnh trái của núm cầu, phát lực về phía nửa sân trước bên trái của đối phương.
Tắt Quảng Cáo [X]